Khoa học dữ liệu (Data Science) là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng với nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt trong kỷ nguyên của Trí tuệ nhân tạo nơi mà dữ liệu đang dần trở thành các đối tượng tập trung của các hệ thống tính toán. Hãy cùng khám phá một số vai trò chính trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu dưới đây các bạn nhé:
1. Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)
– Xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng thiết để xử lý, lưu trữ và quản lý các tập dữ liệu.
– Thiết kế đường ống dữ liệu (data pipeline), tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và đảm bảo chất lượng dữ liệu, tính bảo mật và khả năng mở rộng.
– Phối hợp với Data Scientist và các bên liên quan (stakeholders) để xử lý dữ liệu hiệu quả.
2. Chuyên viên Phân tích dữ liệu (Data Analyst)
– Khám phá các mẫu, xác định xu hướng và cung cấp những insight có ích.
– Thu nhập, làm sạch và chuyển đổi dữ liệu thành định dạng phù hợp để phân tích.
– Tạo báo cáo, trực quan hóa và dashboard để trình bày kết quả cho các stakeholders.
3. Chuyên viên Khoa học dữ liệu (Data Scientist)
– Áp dụng các kỹ thuật phân tích thống kê, học máy để trích xuất insight và giải quyết các vấn đề phức tạp từ dữ liệu.
– Phát triển các mô hình dự đoán, tiến hành thử nghiệm và truyền đạt các phát hiện thu được, góp phần vào việc ra quyết định.
4. Kiến trúc sư dữ liệu (Data Architect)
– Thiết kế và tạo kiến trúc và framework tổng thể để tổ chức và lưu trữ dữ liệu.
– Phát triển các mô hình dữ liệu, xác định các lược đồ dữ liệu (data schemas), đảm bảo tích hợp dữ liệu, bảo mật và khả năng mở rộng.
– Phối hợp với các nhóm liên chức năng để thiết lập quản trị dữ liệu.
5. Kỹ sư học máy (Machine Learning Enginner)
– Phát triển và triển khai các mô hình và hệ thống học máy.
– Tiền xử lý dữ liệu, kỹ thuật đặc trưng, huấn luyện mô hình và tối ưu hóa.
– Phối với các chuyên viên Khoa học dữ liệu để triển khai và mở rộng các giải pháp học máy.
6. Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ thông minh (Business Intelligence Analyst)
– Phân tích, đánh giá và hiểu sâu về các nghiệp vụ kinh doanh để đề xuất và triển khai các giải pháp thông minh phù hợp cho doanh nghiệp.
– Thiết kế, xây dựng và quản lý các báo cáo, dashboards để cung cấp thông tin phân tích định kỳ và theo yêu cầu.
– Tương tác với các bộ phận kinh doanh và IT để hiểu rõ yêu cầu và nhu cầu thông tin, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo chất lượng và tính nhất quán của dữ liệu.
Nguồn: Data Science and You